Cách tính khoáng cách giữa các cột đèn.

16/03/2023
Trong mỗi bản vẽ thiết kế chiếu sáng theo tiêu chuẩn không thể thiếu tiêu chí khoảng cách giữa các cột đèn chiếu sáng. Vậy khoảng cách cột đèn đường là bao nhiêu? Khoảng cách lắp cột sân vườn là mấy mét? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề mà bạn đang mắc phải.

1. Tiêu chuẩn cột đèn chiếu sáng

1.1 Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố 

  • TCVN 4400 : 57 – Kỹ thuật chiếu sáng – Thuật ngữ và định nghĩa.
  • TCXD 104 : 1983 – Quy phạm thiết kế kỹ thuật đường, đường phố và quảng trường đô thị.
  • 11 TCN 19 : 1984 – Quy phạm trang bị điện và hệ thống đường dây dẫn điện.
  • TCVN 5828 : 1984  – Đèn chiếu sáng đường phố – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 4086 : 1985 – Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.
  • TCVN 4756 : 1989 – Tiêu chuẩn kỹ thuật về nối đất và nối không các thiết bị điện.

1.2 Tiêu chuẩn chiếu sáng sân vườn

  • Tiêu chuẩn CIE 115 – 2010 có 6 cấp chiếu sáng, tùy vào số lượng người và môi trường. Đối với khu vực sân vườn, mức chiếu sáng thấp được quy định ở cấp khu vực P4 đến P6; khu vực chiếu sáng cao được quy định ở mức P1 đến P3. 
  • Các tiêu chuẩn được ban hành theo quy chuẩn CIE 115 – 2010.

Tham khảo các giá trị của các tiêu chuẩn chiếu sáng áp dụng theo khu vực trong bảng dưới đây:

Trong đó:

  • Ev, min : Rọi dọc tối thiểu
  • Esc,min : Độ rọi bán trụ tối thiểu
Cấp P1 Eave = 15 lux, Emin = 3 lux Ev,min = 5 lux, Esc,min = 3 lux
Cấp P2 Eave = 10 lux, Emin = 2 lux Ev,min = 3 lux, Esc,min = 2 lux
Cấp P3 Eave = 7.5 lux, Emin = 1.5 lux Ev,min = 2.5 lux, Esc,min = 1.5 lux
Cấp P4 Eave = 5 lux, Emin = 1 lux Ev,min = 1.5 lux, Esc,min = 1 lux
Cấp P5 Eave = 3 lux, Emin = 0.6 lux Ev,min = 1 lux, Esc,min = 0.6 lux
Cấp P6 Eave = 2 lux, Emin = 0.4 lux Ev,min = 0.6 lux, Esc,min = 0.4 lux

1.3 Tiêu chuẩn móng cột chiếu sáng

  • Phần móng cột đèn chiếu sáng bao gồm khung móng và cột tiếp địa. Móng cột được sản xuất dựa trên đặc điểm địa hình nơi lắp cột đèn. 
  • Khung móng cột đèn có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau, phổ biến nhất gồm 3 loại:
Khung móng cột đèn
Bu lông móng cột (mm) Chiều sâu khối bê tông (mm)
M16 x 600 1.0 x 0.8
M24 x 750 1.0 x 0.8
M24 x 750 1.2 x 1.0 
  • Khi lắp đặt đèn cột chiếu sáng led phải đảm bảo kết cấu chắc chắn và tính an toàn cho người sử dụng.

2. Cách tính khoảng cách cột đèn chiếu sáng đường phố

Hệ thống đèn LED chiếu sáng đường chiếu sáng đảm bảo an toàn cho các tuyến đường phố khắp mọi nơi. Sử dụng đèn LED  thay thế đèn truyền thống giúp tiết kiệm điện đáng kể cho đơn vị phụ trách. Cùng HALEDCO tìm hiểu chi tiết về khoảng các và cách bố trí đèn được theo tiêu chuẩn phù hợp;

2.1 Công thức tính toán chiếu sáng đường phố

  • Công thức áp dụng cho trường hợp độ cao cột bằng độ rộng lòng đường.

e = F/(Etb.l)

Trong đó: 

  • e: Khoảng cách giữa hai đèn đường.
  • Etb: Độ rọi trung bình cần đáp ứng.
  • L: Chiều rộng lòng đường.
  • F: Quang thông do đèn phát ra. 

Công thức chúng tôi chia sẻ trên đây chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế có thể có 1 số sai số. 

  • Thông thường độ cao của trụ đèn đường sẽ bằng với độ rộng của lòng đường. Vì vậy để chính xác mọi người nên mua  chọn độ cao cột bằng độ rộng của lòng đường.

Độ cao của cột trụ đèn phải phù hợp khoảng cách giữa các cột đèn đường

  • Đây là công thức về mặt lý thuyết và kết quả mang tính chất tương đối và có tính tham khảo.

Trên thực tế có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả: các thông số đo không chuẩn; không gian nhiều cây hoặc ít cây… Chính vì vậy khi sử dụng công thức bạn nên linh hoạt thay đổi cho phù hợp nhất.

1000+ đèn đường LED cao cấp Giá Rẻ, tiết kiệm 2/3 điện

Khoảng cách cột đèn chiếu sáng

 

xem thêm: lumen là gì, quang thông là gì?

 

2.2 Những yếu tố chính tác động tới khoảng cách cột đèn

Khoảng cách đặt đèn đường phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó chính là yếu tố tự nhiên và dựa trên tiêu chuẩn chiếu sáng đèn đường.

2.2.1 Yếu tố tự nhiên

Yếu tố tự nhiên được xét đến ở đây chính là:

  • Chiều cao cột đèn đường là bao nhiêu.
  • Công suất bóng đèn đường LED định sử dụng là bao nhiêu.
  • Yêu cầu ánh sáng của khu vực chiếu sáng.
  • Đặc điểm giao thông khu vực chiếu sáng.
  • Điều kiện khí hậu tự nhiên khu vực chiếu sáng.
  • ……….

2.2.2 Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố

Để đảm bảo chất lượng ánh sáng đường phố hệ thống đèn chiếu sáng đường phố cần phải đạt các tiêu chuẩn chiếu sáng sau:

  • Màu ánh sáng. Nhiệt độ màu từ 2700 k – 6500k, 3 màu ánh sáng chính vàng – trắng – trắng ấm.
  • Tiêu chuẩn IP: Đèn đạt khả năng chống nước, bụi IP65 hoặc 66, 67
  • Khả năng chống sét 10KV
  • Ứng dụng tích hợp hệ thống điều khiển từ xa

2.2.3 Tiêu chuẩn cột đèn chiếu sáng 

  • Khoảng cách giữa các cột đèn chiếu sáng tính theo công thức: e=F/(Etb×l)
  • Chiều cao cột đèn chiếu sáng là từ 6 – 12m. Trong một vài khu vực chiếu sáng đặc biệt chiều cao có thể từ 12m – 35m.
  • Phân loại cột đèn đường gồm có:
    • Cột đèn bát giác.
    • Cột đèn tròn côn.
    • Cột đèn thép tròn côn.
    • Cột đèn giao thông.
    • Cột đèn nâng hạ.
  • Khu vực chiếu sáng: Chiếu sáng đường cao tốc – đường đô thị – đường cấp khu vực – đường nội bộ – đường ngõ xóm

2.2.4 Hệ thống điện chiếu sáng đường phố

Hệ thống điện chiếu sáng đường phố thiết kế theo tiêu chuẩn:

  • 11 TCN 19:1984: Quy định đường dẫn dây điện
  • TCVN 4086: 1985 Quy định về an toàn điện
  • TCVN 4756:1989 Quy chuẩn đấu nối dây điện

>> Tham khảo ngay một số công suất bán chạy nhất hiện nay:

2.3 Cách bố trí cột đèn đường

Cách bố trí đèn và khoảng cách giữa các đèn được sắp xếp hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí trong quá trình lắp đặt. 

Lắp đặt hai bên song song

  • Đây là loại hình lắp đặt khá phổ biến hiện nay. Cột được sắp xếp ở 2 bên lề đường theo từng đôi một và lắp đối diện nhau song song. 
  • Sử dụng cho không gian đường phố rộng như: đường cao tốc, nhà xưởng, khu công nghiệp.
  • Ưu điểm của cách bố trí này là đảm bảo tối đa ánh sáng, tuy nhiên lại tốn kém trong lắp đặt và bảo dưỡng. 

Nên sử dụng đèn led ánh sáng trắng hay vàng chiếu sáng đường ph

Lắp đặt cột đèn chiếu sáng hai bên song song

Lặt đặt hai bên so le

  • Đây là kiểu bố trí đèn ở 2 bên lề đường theo kiểu so le nhau.
  • Áp dụng lắp đặt cho những khu vực đường phố nhiều cây xanh và độ rộng lòng đường >7.5 m
  • Ưu điểm: tiết kiệm chi phí đầu tư, ánh sáng sẽ được chiếu đan xen vào lòng đường. 
  • Nhược điểm: độ rọi thấp, tính dẫn hướng sáng thấp. 

Những điều bạn cần biết về đèn đường LED chiếu sáng » Công ty Cổ phần Điện  và chiếu sáng Toàn Cầu
Lắp đặt cột đèn chiếu sáng hai bên so le

  • Phương pháp này được áp dụng đối với các loại hình đường phố nhiều cây, có chiều rộng phân cách 1.5m < H < 6m
  • Đèn LED được lắp chung một cột sử dụng cần đôi để chiếu sáng tối đa cho cả 2 làn đường. 
  • Ưu điểm: chi phí thấp, hệ số sử dụng cao.
  • Nhược điểm: Không chiếu sáng được trên vỉa hè, chỉ đảm bảo ánh sáng dưới lòng đường. 

Lắp đặt cột đèn ở 1 bên đường

  • Đây là cách bố trí toàn bộ cột đèn ở một bên lề đường.
  • Sử dụng đối với địa hình lắp đặt có chiều rộng đường < 7.5 m. Ứng dụng phổ biến cho dự án công trình cho các khu dân cư, đường phố nhỏ, ngõ hẻm.
  • Ưu điểm: tiết kiệm chi phí lắp đặt, hệ số sử dụng cao.
  • Nhược điểm: ở khu vực cây xanh ánh sáng chưa được đảm bảo tối đa; chỉ sử dụng cho đường nhỏ. 

Đèn đường chiếu sáng - Những thông tin cần biết về đèn đường
Lắp đặt cột đèn chiếu sáng 1 bên đường

3. Khoảng cách đèn sân vườn

3.1 Khoảng cách lắp đặt cột đèn sân vườn

  • Khoảng cách cột đèn tùy thuộc vào: diện tích; thiết kế của sân vườn. Từ đó sẽ lên phương án bố trí đèn chiếu sáng cho hợp lý, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. 
  • Đối với những loại cột đế gang, thân nhôm khoảng cách thông thường từ 5 – 10m
  • Đối với những đèn nấm khoảng cách từ 3 – 5m

Cột đèn sân vườn - Cấu tạo, phân loại và công năng của sản phẩm

Khoảng cách lắp đặt cột đèn sân vườn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

3.2 Cách bố trí cột đèn sân vườn

  • Đèn LED dùng cho sân vườn thường là công suất nhỏ nên khoảng cách bố trí các cột thường < 10m.
  • Hệ thống dây dẫn thường được chôn xuống đất để đảm bảo an toàn và dây chôn sâu khoảng 7 – 10 cm để chừa các đầu nối tại những nơi bố trí trụ đèn.
  • Sau khi xác định được vị trí đặt đèn, cần tiến hành chôn khung móng. 

Gần 1.000 cây mai nở hoa trên dải phân cách - VnExpress

Cột đèn sân vườn lắp đặt ở dải phân cách của đường chính khu đô thị

4. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới khoảng cách giữa các cột đèn chiếu sáng

4.1 Chiều cao cột đèn đường, cột đèn sân vườn

  • Cột đèn thấp thì khoảng cách lắp đặt sẽ hẹp hơn và ngược lại.
  • Cần chú ý tới độ cao của cột đèn để bố trí khoảng cách cho phù hợp. 

Tham khảo: đèn led sân vườn

4.2 Không gian cần chiếu sáng

  • Không gian nơi cần chiếu sáng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới vị trí giữa các cột đèn. 
  • Tại những nơi có không gian rộng lớn như quảng trường, công viên, đường lớn, sân vận động,… thì khoảng cách giữa các cột đèn có thể xa hơn. 
  • Đối với những khu vực hẹp, nhỏ như ngõ hay hẻm thì khoảng cách giữa các đèn nên bố trí ngắn lại để hiệu quả chiếu sáng tốt hơn. 

4.3 Đặc điểm chiếu sáng của loại đèn

  • Công suất của đèn lớn sẽ có góc mở ánh sáng lớn hơn, khả năng chiếu sáng tốt hơn nên khoảng cách giữa 2 cột cũng rộng hơn. 
  • Công suất nhỏ thì khoảng cách giữa 2 cột cũng sẽ ngắn lại. 
  • Nên chọn công suất phù hợp với chiều cao cột đèn để đảm bảo ánh sáng và tối ưu chi phí. 

4.4 Cách bố trí đèn LED 

  • Cách bố trí đèn LED sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chiếu sáng.
  • Ví dụ: bố trí song song, bố trí so le hoặc lắp đặt 1 bên đường; bố trí cột sân vườn,…Mỗi kiểu bố trí sẽ đặt khoảng cách các cột khác nhau. 

Qua những thông tin tư vấn trên đây có thể thấy khoảng cách cột đèn chiếu sáng là yếu tố quyết định hiệu quả của một hệ thống chiếu sáng. Mọi thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline:0362298669 ITDGROUP luôn cung cấp đèn LED chất lượng cao cho dự án toàn quốc. 



Bài viết liên quan
Nguồn đèn led, nguồn MOSO X6 -105W

Nguồn đèn X6 Series-Trình điều khiển LED thông minh có thể lập trình ngoại tuyến.

28 tháng 03 năm 2023
Đèn nhà xưởng là gì? Những tiêu chí chọn lựa đèn Led nhà xưởng là gì?

Đèn led nhà xưởng rất được ưa chuộng hiện nay, nhờ những ưu điểm vượt trội của đèn led so với những loại sợi đốt thông thường. Vậy đèn nhà xưởng là gì? Cấu tạo thế nào? Chúng có những ưu điểm nổi bật gì? Cùng ITD đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.

24 tháng 03 năm 2023
Top những mẫu đèn nhà xưởng phổ biến nhất 2023

Đèn led nhà xưởng rất được ưa chuộng hiện nay, nhờ những ưu điểm vượt trội của đèn led so với những loại đèn dây tóc khác. Vậy đèn nhà xưởng là gì? Cấu tạo thế nào? Chúng có những ưu điểm nổi bật gì? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.

20 tháng 03 năm 2023
Những ưu điểm của đèn Led công nghiệp

Hiện nay thì đèn Led là loại đèn đang dần được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi. Các xưởng công nghiệp cũng là nơi rất thường sử dụng đèn Led để chiếu sáng. Nhờ các ưu điểm vượt trội mà đèn Led công nghiệp mang lại, nên 80% các doanh nghiệp đều chọn mua loại đèn này để sử dụng.

21 tháng 02 năm 2023
Chat GPT là gì, cách tải Chat GPT

Thời gian qua, sự xuất hiện của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) - một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã làm giới công nghệ quan tâm dùng thử. Điểm đặc biệt của công cụ này là có kho kiến thức mà ChatGPT đã học được trong một thời gian dài để hoàn thiện.

06 tháng 02 năm 2023
Đèn LED nhà xưởng là gì? Cấu tạo như thế nào? Có những loại nào?

Đèn LED nhà xưởng là gì? Cấu tạo và cách lựa chọn đèn Led nhà xưởng cho phù hợp với không gian nhà xưởng như thế nào để phù hợp với mục đích của bạn. Hãy tham khảo bài viết sau nhé.

10 tháng 11 năm 2022

0362298669

Chat Zalo